Cách Phơi Mực Khô Ngon, Ngọt Chuẩn Vị

Cách làm mực khô tại nhà chưa bao giờ dễ dàng như vậy. Tự mình làm ra những con mực khô chất lượng sẽ vô cùng thích thú. Với món mực khô đảm bảo tại nhà, bạn có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau như: mực xào hành tây, gỏi xoài khô mực, mực khô chiên giòn…

Cách chọn mực tươi ngon để làm khô mực

Để chế biến được những con mực khô ngon, ngọt thì bạn phải biết cách đi chợ chọn được mực tươi. Hầu như tất cả các loại mực đều có thể dùng làm mực khô nhưng ngon nhất phải kể đến mực lá. Mực lá rất dễ nhầm với mực nang. Vì vậy bạn cần phân biệt cẩn thận.

Đặc điểm của mực lá:

  • Mực lá có thân dạng hình trứng dẹt ( gần giống mực nang). Chúng có bộ vây hai bên dày, khỏe  mở rộng ra xung quanh như lớp áo khoác ngoài. Đầu thì hơi nhỏ hơn thân.
  • Chọn những con thân mình dày, thịt chắc, mập mạp. Trên thân không có vết xước hoặc dập nát, lớp da bên ngoài nguyên vẹn.
  • Mực có màu sáng, không tái nhợt. Bỏ qua nhưng con mà chuyển sang màu xanh ngà, mực này đã bị đem ướp đá lâu hoặc không được bảo quản tốt.
  • Dùng tay kiểm tra để chắc chắn râu và đầu mực vẫn dính chắc với phần thân. Râu nào râu nấy chắc khỏe, không bị nhão.

Khi tự chế biến ở nhà bạn sẽ đảm bảo được từ việc chọn nguyên liệu tươi ngon cũng như chế biến đảm bảo hợp vệ sinh. Tự tin vào khả năng đầu bếp của mình mua vài kg. Sau khi làm bạn có thể đem tặng cho bạn bè thân thiết, họ hàng. Nhất định những con mực khô tự làm tại nhà của bạn sẽ được rất nhiều người yêu thích.

Mực lá câu tươi

Cách sơ chế mực tươi để làm khô mực chất lượng

  • Mực tươi sau khi mua về đem rửa với nước để làm sạch cát bẩn.
  • Rach một đường ở giữa thân mực để loại bỏ nội tạng.
  • Dùng dao cạo sạch bụng mực. Nếu không làm sạch, phần này sẽ làm món khô mực có mùi tanh khó chịu.
  • Bóc túi mực một cách nhẹ nhàng tránh làm vỡ. Nếu bị vỡ, để ngay dưới vòi nước xả liên tục. Mực ngấm vào sẽ làm món ăn bị xỉn đen, tanh và không ngọt thịt.
  • Giữa đầu mực có một phần cứng, đó là răng. Dùng tay bóp nhẹ để nặn răng ra.
  • Lấy dao khứa nhẹ hai mắt để loại bỏ mắt.
  • Rửa mực với nước muối pha loãng để làm sạch.
  • Để ráo nước.

Cách làm mực khô

Cắt bỏ những phần không cần thiết nội tạng và những phần linh tinh chỉ để lại phần râu, đầu và thân. Sau đó rửa sạch mực bằng nước muối pha loãng để giúp khử được những chất cặn bã dính trên thân mực, đồng thời tạo nên vị mặn đậm đà cho con mực . Sau khi đã xử lý xong hết, chúng ta bắt đầu phơi mực ra nắng.

Có hai cách để phơi mực mà bạn có thể lựa chọn cho phù hợp

Cách phơi mực khô theo hình thức cột dây tro mực ngoài trời nắng (phơi theo kiểu mực câu). Cách phơi mực này giúp thân mực thẳng, thịt mực dày.

Treo mực dưới nắng
Treo mực dưới nắng

 

Phơi mực
Phơi mực

Cách phơi mực trên vĩ lưới (phơi theo kiểu mực lưới). Đối với hình thức phơi này mực sau khi phơi thân sẽ bị bè ra, thịt mực mỏng, vì thịt mực mỏng nên khi ăn sẽ mềm và dễ nhai hơn cách phơi mực treo (phơi theo kiểu mực câu).

Mực lá phơi nắng
Mực lá phơi nắng

 

Khô Việt Nam
Khô Việt Nam

 

Sau 1 ngày phơi nắng chúng ta có được món mực một nắng rất ngon.

Tiếp tục phơi mực trong 2 – 3 nắng giòn cho tới khi mực khô hẳn là được.

Sau khi đã làm xong mực khô ngon dai và muốn để trong 1 thời gian dài ăn dần, các bạn cần phải:

Bọc kín mực bằng giấy báo và cho vào bọc ni long kín rồi bỏ vào ngăn đá với nhiệt độ – 18 độ

Tốt nhất nên sử dụng mực trong vòng 4 tháng. Và sau khoảng 3 – 4 tuần hãy lấy ra phơi nắng khoảng 10 – 15 phút.

Không được để chung mực khô và các sản phẩm tươi với nhau

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *